Sau trận thắng Villa: Arsenal và điểm yếu chạy chỗ 2 nhịp

Có một vấn đề tồn đọng từ khá lâu nhưng đến thời điểm hiện tại Mikel Arteta và các học trò vẫn chưa giải quyết rốt ráo đó là khả năng di chuyển trong vòng cấm.

Arsenal và điểm yếu chạy chỗ 2 nhịp

Phần lớn các cầu thủ Arsenal đều có tư duy chạy chỗ 1 nhịp, tức là quỹ đạo di chuyển đón đường kiến tạo thường rất đơn điệu và vẫn còn tính chất chờ bóng.

Trossard là cầu thủ duy nhất trong dàn nhân sự của Arsenal sở hữu tư duy chạy chỗ 2 nhịp, anh thường di chuyển phức tạp hơn, có nhịp đầu tiên nhằm thoát kèm và nhịp thứ hai thực sự hướng tới vị trí dứt điểm.

Ở bàn mở tỷ số trước Aston Villa, thoạt nhìn thì quỹ đạo di chuyển của Trossard và Kai Havertz khá tương tự nhau, đều giữ một vị trí trung lập, tốc độ thấp đâm về cầu môn rồi đột ngột giật lại hướng đến đường chuyền của Saka – tuy vậy, về bản chất thì hai chuỗi hành động này khác biệt nhau rất nhiều bởi vị trí đứng trên sân của họ cũng như vai trò, trách nhiệm trong vòng cấm là không giống nhau.

>>> Xem thời gian: lịch bóng đá sẽ diễn ra sắp tới <<<

Trossard là một tiền đạo cánh, vì vậy anh luôn xâm nhập chéo từ hành lang biên vào trong vòng cấm, cầu thủ người Bỉ đã vận dụng rất tốt lợi thế đặc trưng của các cầu thủ chơi ở phần sân xa bóng khi phải đối đầu với một hàng thủ chơi theo tuyến nghiêng – đó là thuận lợi xuất hiện ở điểm mù của hậu vệ đối phương.

Ở khoảnh khắc Saka tung đường chuyền, có thể thấy rõ cả Nedeljkovic và Leon Bailey đều hướng mắt vào bóng và không kiểm tra được vị trí của Trossard. Việc bình tĩnh giữ khoảng cách với hai cầu thủ của Aston Villa có trách nhiệm kiểm soát khu vực cột xa là cơ sở giúp Trossard có thể thực hiện một đường chạy bất ngờ. Chỉ cần anh bước sớm hơn nhắm vào cột xa hay kể cả là tuyến 2 một nhịp thôi cũng có thể tự làm mất cơ hội dứt điểm.

Nếu nông nóng băng vào cột xa, anh sẽ lạc nhịp với đường kiến tạo của Saka. Ở chiều hướng ngược lại, nếu giật lại vào không gian tuyến 2 quá sớm, Nedeljkovic và Leon Bailey sẽ nhận ra mối nguy và can thiệp kịp thời.

“Muốn tấn công vào không gian nào thì đừng xuất hiện ở đó” – Trossard đã áp dụng chuẩn xác công thức này và tính toán mọi thứ vừa khớp, kể cả là quyết định dứt điểm một chạm.

Trên thực tế, Aston Villa đã suýt phòng ngự thành công và Trossard đã không thể chạm vào bóng nếu như Morgan Rodgers cản phá quyết đoán hơn – điều này một phần lỗi đến từ cách di chuyển thiếu hợp lý của Kai Havertz.

Với vai trò là tiền đạo số 9 đang chơi trong vòng cấm, Kai Havertz đảm nhiệm việc xâm nhập khu vực cột gần, khi bóng đã xuống đến đáy biên, một tiền đạo chơi ở cột gần thường có hai hướng xử lý phổ biến:

– Ở nhịp đầu tiên băng vào cột gần với một tốc độ lớn, khiến đối thủ bám theo. Tới nhịp thứ hai, chờ đợi hậu vệ theo kèm vượt lên chặn đầu (quy tắc phòng ngự trong vòng cấm luôn phải chặn đầu đề có lợi thế cản phá đường chuyền) thì bất ngờ lợi dụng vị trí đang ở sau lưng đối thủ liền đứng lại hoặc lùi lại một bước nhỏ để hậu vệ theo kèm lỡ trớn qua đó tách được người và có không gian vừa đủ để đệm bóng dứt điểm. Erling Haaland là một tiền đạo điển hình với lối chạy chỗ kiểu như vậy.

– Hướng xử lý thứ hai đơn giản hơn, ở nhịp đầu tiên di chuyển chậm chếch vào trong luồn ra sau lưng hậu vệ rồi bất ngờ thay đổi hướng chạy vọt lên cướp vị trí trước mặt để có lợi thế ở cột gần, hàng thủ của đối phương sẽ buộc phải kéo xuống rất nhanh qua đó mở ra không gian ở tuyến 2 cho các đồng đội khác dứt điểm.

Kai Havertz dường như đã muốn xử lý theo hướng đầu tiên, nhưng điều khiến anh đã không thực hiện đó là sự lưỡng lự. Có khoảng 2 nhịp, kể từ khi Saka thoát khỏi Lucas Digne (nhịp 1) đến khi bóng xuống đến đáy biên (nhịp 2) tiền đạo người Đức đã hoàn toàn đứng im. Khả năng cảm nhịp độ trong vòng cấm chính là sự khác biệt giữa Kai Havertz và Trossard.

Khi đường chuyền được tung ra, mọi thứ đã quá muộn, việc Havertz giật lại đón đường chuyền của Saka chỉ đơn giản là một hành động mang tính bị động và kể cả anh có nhận được bóng thì với tư thế quay lưng như vậy, pha dứt điểm quá khó để thành bàn.

Tuy vậy, trên tất cả, bàn thắng này thể hiện được sự lợi hại trong cấu trúc tấn công mới ở 1/3 cuối sân của Arsenal, nó bù đắp được những yếu điểm của các cầu thủ khi chơi trong vòng cấm.

Bộ ba tam giác tấn công bên phải Bukayo Saka – Martin Odegaard – Ben White đã có màn hoán chuyển rất hay khi Odegaard và Ben White đổi chỗ cho nhau, hậu vệ cánh di chuyển vào vòng cấm trong khi tiền vệ công lùi lại vị trí ngay bên trên half-space.

Vị trí mà Odegaard sở hữu bóng thực sự là “khu vực vàng” để kiến tạo, nhờ vào việc Saka thu hút 2 cầu thủ (Jacob Ramsey và Digne) và Ben White ghim Tielemans giúp tiền vệ người Na Uy hoàn toàn được tự do, có đủ thời gian để nắn nót và cân nhắc kĩ lưỡng hai phương án:

– Thực hiện một đường tạt ngược, bóng cuộn vào cột xa, cả ba cầu thủ Kai Havertz, Declan Rice và Trossard đều đã vào vị trí, họ sếp thành một “đội hình bậc thang” rất chỉnh chu, đảm bảo người cao nhất đứng gần bóng nhất (Kai Havertz) và thấp nhất đứng xa nhất (Trossard) điều này là rất hợp lý với với chiều cao 1m93 thì Havertz có thể dứt điểm khi bóng ở ngay trên không còn khi bóng hạ xuống thấp thì Trossard sẽ có cơ hội.

– Lườm rau gắp thịt, thả bóng vào khu vực half-space, nơi Saka và Ben White sẵn sàng bứt tốc để khai thác đáy biên. Đây là phương án có tính bất ngờ và rất khó phòng ngự bởi với nguy cơ của một đường tạt ngược (như đã nói), hàng thủ Aston Villa sẽ phải nghiêng về phía cột xa – tức là khoảng trống ở phần còn lại sẽ mở ra.

>>> Xem thêm: Bóng đá trực tuyến chất lượng cao <<<

Kịch bản tấn công này của Arsenal đã đẩy hàng thủ Aston Villa rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan bất chấp cấu trúc phòng ngự của họ ở 1/3 sân nhà là cực kỳ kín kẽ và khoa học. Dường như Unai Emery đã nghiên cứu rất kĩ Arsenal ở mùa giải này, ông triển khai toàn bộ 11 con người để phòng ngự và thậm chí thả lỏng zone 14 để chơi với một line phòng ngự 7 cầu thủ giăng ngang nhằm tránh bị kéo giãn về 2 phía.

Và cũng thật trớ trêu khi với cấu trúc phòng ngự giăng ngang như vậy, Onana lùi quá thấp để theo kèm Declan Rice, chỉ còn tiền đạo Morgan Rodgers kiểm soát không gian ở zone 14 và ngăn chặn những pha trả ngược vào tuyến 2.

Cả 2 bàn thắng của Arsenal ghi vào lưới Emiliano Martinez đều xuất phát từ chính khu vực mà đáng lẽ ra Onana phải quản lý.

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET